-
- Tổng tiền thanh toán:
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 30 ngày đầu tiên của em bé Sài Gòn
Đăng bởi TRẦN HOÀNG HƯƠNG TRANG vào lúc 08/01/2020
Chị Nguyễn Thị Bảo Thi (Tp. HCM) chọn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho con bởi phương pháp này khuyến khích các kĩ năng tự lập trong ăn uống.
Từng là giáo viên giảng dạy tại một trường THPT tại Tp. HCM, sau khi sinh con, chị Bảo Thi xin thôi việc, ở nhà làm mẹ toàn thời gian. Con chị Thi – tên ở nhà là bé Ken, hiện hơn 6 tháng tuổi và được ăn dặm theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật.
Trong thời gian con sắp bước vào giai đoạn ăn dặm, chị Thi cũng đã từng rất hoang mang, phân vân không biết nên cho con ăn dặm như thế nào, bắt đầu từ đâu, nên ăn theo phương pháp truyền thống hay hiện đại. Qua tìm hiểu từ sách báo, các hội nhóm làm cha mẹ, chị Thi quyết định chọn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật vì đây là phương pháp hướng đến rèn tính tự lập cho con trong ăn uống, rèn khả năng ăn thô, con được ăn theo nhu cầu và tìm được niềm vui trong từng bữa ăn.
Bữa ăn ngon mắt ngon miệng mà chị Thi nấu cho con.
Theo chị Thi, để cả hai mẹ con đều nhàn trong hành trình ăn dặm, bản thân người mẹ phải tôn trọng con, con không thích ăn sẽ không ép. Ép con ăn sẽ khiến con sợ ăn, dần dần sinh ra tình trạng biếng ăn. Không gây áp lực cho con trong khi ăn, cố gắng giữ cho bữa ăn của bé luôn thoải mái là những nguyên tắc chị Thi luôn tuân theo.
Bé Ken được ăn dặm theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật.
Khi bắt đầu cho con ăn dặm, nhiều mẹ khá lúng túng. Theo chị Thi, giai đoạn này, lượng ăn của bé mỗi bữa khá ít, chỉ khoảng vài chục ml cháo, 5-10ml rau củ.
Để tiết kiệm thời gian, chị Thi cho cháo và rau củ hấp cùng với nồi cơm điện. Đối với cháo, sau khi nồi cơm điện chuyển sang chế độ giữ ấm, đợi thêm khoảng 20 phút, lúc đó cháo vừa mềm. Đối với rau củ quả, để hạn chế thấp nhất tình trạng mất chất mà vẫn giữ được độ ngọt tự nhiên, chị Thi chọn cách hấp cách thuỷ thay vì luộc. Nếu rau củ quả cứng, lâu chín, chị Thi chia sẻ mẹo cho vào chén hấp thêm một ít nước để rau củ quả nhanh mềm hơn. Khi rây, tận dụng luôn phần nước đó để điều chỉnh độ đặc loãng cho rau củ quả rây.
Khi bé mới bắt đầu ăn, chị Thi cho bé ăn riêng từng loại rau củ quả để bé cảm nhận được mùi vị riêng của rau củ quả. Nhờ đó biết được con thích ăn gì, không thích ăn gì. Sau khi bé đã quen mùi vị, chị bắt đầu kết hợp các loại rau củ quả với nhau, vừa để tiết kiệm thời gian, vừa giúp con làm quen với cách ăn dặm truyền thống.
Ăn dặm kiểu Nhật là 1 phương pháp ăn dặm tiến bộ và khoa học vì mục tiêu của ăn dặm kiểu Nhật là tập cho bé ăn uống hợp lý, ăn thô tốt và tìm được niềm vui trong ăn uống. Phương pháp này khuyến khích các mẹ dạy cho con tự lập trong việc ăn uống sớm như tự cầm muỗng, nĩa tự xúc thức ăn. Cho bé ăn theo nhu cầu chính là mấu chốt quan trọng của phương pháp ăn dặm này.
GIAI ĐOẠN 5-6 tháng: SỐ LƯỢNG bữa dặm: 1 bữa/ ngày LƯỢNG SỮA: tùy theo nhu cầu, ưu tiên hơn ăn dặm ĐỘ THÔ của cháo: tỉ lệ 1 gạo: 10 nước ĐẠM: 5-10 gr (cá thịt trắng: ít béo, đậu phụ 25 gr, trứng: dưới 1/2 lòng đỏ trứng) CHÁO: 5 gr – 30 gr (gạo, mì, bánh mỳ)…bắt đầu ăn từ 5ml, cứ 3 ngày tăng thêm 5ml, khi kết thúc 30 ngày đầu bé sẽ ăn được khoảng 50ml cháo RAU: 5-20 gr (cà rốt, bí đỏ, cải bó xôi, cà chua, su hào, khoai lang, susu, bắp cải, súp lơ xanh,…) TRÁI CÂY: chuối, táo, lê, bơ Muối không tốt cho thận của bé, vì vậy giai đoạn này không cần nêm muối. Lượng muối cho bé bằng 1/4 lượng muối cho người lớn. Đối với bé ở giai đoạn này, vị nước dashi và nước rau luộc là đủ. Ngoài ra, những loại cá lưng xanh như cá thu, các loại giáp xác như tôm cua, bạch tuộc, các loại ốc, soba (mì sợi lúa mạch đen), thịt, sữa bò dễ gây dị ứng cho bé, do đó ở giai đoạn này nên tránh cho bé ăn những thực phẩm trên. Đối với những bé nhạy cảm, nếu bé không chịu ăn, không nên ép bé ăn. Hãy ngừng khoảng 2 – 3 ngày rồi hãy thử cho bé ăn lại. |
Tham khảo thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 30 ngày đầu tiên của chị Thi làm cho con: